Giải mã thuật ngữ “Greenwashing”

I. “Greenwashing” là gì?

  • Greenwashing là khi một công ty hoặc tổ chức cố tình tạo hình ảnh thân thiện với môi trường, trong khi thực tế họ không làm gì mấy (hoặc thậm chí gây hại). Họ chỉ “tô màu xanh” cho sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của mình để lấy lòng người tiêu dùng, nhà đầu tư hoặc công chúng.
  • Example: The company was accused of “greenwashing” because its “eco-friendly” products were just a marketing trick. (Công ty bị cáo buộc “giả xanh” vì các sản phẩm “thân thiện với môi trường” của họ thực chất chỉ là một chiêu trò tiếp thị).

II. Bài đọc thêm về “Greenwashing”

We are living through a boom in greenwashing – the strategic use of comforting environmental claims to disguise business-as-usual pollution. Picture a chief executive whose company emits millions of tonnes of CO2. Genuine decarbonisation would require bruising boardroom discussions, huge capital outlays, and a complete redesign of the firm’s model. Far easier is to hire a creative agency to plaster products with labels such as “carbon-neutral” or “net-zero,” calming critics, investors, and even eco-conscious children while emissions continue unsolved.

This tactic meets consumers at every turn. Airline websites promise guilt-free flights, petrol pumps boast zero-impact fuel, and even supermarket bacon is marketed as net-zero. Advertising trickery is ancient, yet today’s greenwashing – the practice of deliberately covering ongoing pollution in eco-friendly language – has flourished only recently. The expression surfaced in the 1980s amid oil spills and growing climate science, but the real explosion has come as public anxiety over global heating and biodiversity loss has intensified. Faced with mounting scrutiny, many boards prefer glossy PR to structural reform. Such corporate sleight of hand has become so pervasive that regulators in Europe and the United States are scrambling to tighten rules on environmental claims, yet enforcement still lags behind marketing creativity. The fossil-fuel sector exemplifies the issue. After decades covertly sowing doubt about climate science, oil and gas giants have grasped that direct denial is reputationally toxic. They have therefore swapped their denial tactics for a “green” paint-sprayer, trumpeting token investments in renewables while expanding drilling.

Why does this matter? Greenwashing and climate denial share a core objective: to postpone the emissions cuts urgently required to avert climate breakdown. Whereas denial invites opposition, greenwashing lulls the public into believing problems are already solved. Under this collective illusion, pressure on high-emitting firms evaporates and the radical decisions needed to transform energy, transport, and food systems are delayed indefinitely. Greenwashing thus acts as a soothing lullaby, leading society toward ecological ruin with a tune of comforting half-truths. Exposing this deception is essential if cliches are to be replaced by real, measurable emission cuts.

(Adapted from https://www.greenpeace.org.uk)

 

BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT:

Chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ của “giả xanh” – hiện tượng các công ty sử dụng những lời tuyên bố thân thiện với môi trường để che giấu việc gây ô nhiễm như bình thường. Hãy tưởng tượng một giám đốc điều hành có công ty thải ra hàng triệu tấn CO2 mỗi năm. Nếu họ muốn giảm phát thải thật sự, họ sẽ phải họp hành căng thẳng, bỏ ra số vốn rất lớn và thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh. Nhưng dễ hơn nhiều là thuê công ty quảng cáo để dán nhãn “trung hòa carbon” hay “phát thải bằng 0”, làm hài lòng nhà đầu tư, người tiêu dùng, và cả những đứa trẻ yêu môi trường – trong khi khí thải vẫn không thay đổi.

Bạn sẽ gặp kiểu quảng cáo này ở khắp mọi nơi. Website của hãng hàng không nói rằng bạn có thể bay mà không “cảm thấy tội lỗi”, trạm xăng quảng cáo nhiên liệu “không tác động môi trường”, thậm chí thịt xông khói trong siêu thị cũng được ghi là “net-zero”. Quảng cáo lừa người không phải là điều mới, nhưng “giả xanh” – việc dùng từ ngữ “xanh” để che giấu ô nhiễm – mới chỉ thực sự bùng phát gần đây. Thuật ngữ này xuất hiện vào những năm 1980 sau các vụ tràn dầu và khi khoa học khí hậu phát triển, nhưng phải đến khi nỗi lo về biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học gia tăng, thì “giả xanh” mới lan rộng. Trước sự soi xét ngày càng cao, nhiều công ty chọn đầu tư vào quảng bá hào nhoáng thay vì cải tổ thực sự. Mánh khóe này phổ biến đến mức chính phủ các nước ở châu Âu và Mỹ đang cố gắng siết luật về tuyên bố môi trường, nhưng luật vẫn chạy sau khả năng “sáng tạo” của giới marketing.

Ngành dầu khí là ví dụ rõ ràng. Sau hàng chục năm âm thầm gieo nghi ngờ về khoa học khí hậu, các tập đoàn dầu khí nhận ra rằng việc phủ nhận công khai sẽ hủy hoại danh tiếng. Thay vì vậy, họ chuyển sang chiến thuật “tô xanh” nhằm công bố những khoản đầu tư nhỏ vào năng lượng sạch trong khi vẫn mở rộng khai thác dầu khí.

Vì sao điều này nguy hiểm? Bởi vì “giả xanh” và phủ nhận biến đổi khí hậu đều nhằm trì hoãn việc cắt giảm khí thải, thứ vô cùng cần thiết để tránh thảm họa khí hậu. Nếu như phủ nhận gây ra phản ứng dữ dội, thì “giả xanh” lại ru ngủ công chúng, khiến họ tưởng rằng vấn đề đã được giải quyết. Khi cả xã hội tin rằng “mọi thứ ổn rồi”, áp lực lên các công ty gây ô nhiễm sẽ biến mất, và những quyết định cấp thiết để cải tổ hệ thống năng lượng, giao thông và thực phẩm sẽ bị trì hoãn vô thời hạn.

Nói cách khác, “giả xanh” giống như một bài hát ru nhẹ nhàng, đưa cả xã hội trượt dần đến thảm họa sinh thái bằng những nửa sự thật đầy trấn an. Nếu muốn thay thế lời hứa bằng hành động thực sự, chúng ta cần phải vạch trần sự giả dối này càng sớm càng tốt.

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Test năng lực đầu vào Đăng ký học thử